Bản tin nông vụ ngày 28/09/2021: Lưu ý một số biện pháp chăm sóc cây cây bầu bí và khắc phục lúa đổ sau mưa lớn
+ Đối với cây bầu bí
Khẩn
trương tháo cạn nước trong ruộng càng sớm càng tốt, đối với những diện tích mới trồng, mặt luống bị dí, cây con có
bộ rễ chưa phát triển mạnh thì nên xới xáo nhẹ, phá váng mặt luống cung cấp oxy
cho rễ phát triển giúp cây hồi phục nhanh kết hợp với trồng dặm các cây bị khuyết
để đảm bảo mật độ.
Những diện tích trồng màng phủ nilon nếu sau mưa có nắng và
gió thì cần vén màng phủ gần gốc cây để lộ đất cho bộ rễ được thông thoáng, nước
sẽ bay hơi nhanh hơn đồng thời hạn chế nấm bệnh, vi khuẩn gây hại rễ cây.
Sau đó có thể hòa loãng 0,2 kg lân Supe với 10
lít nước để tưới gốc, kích thích bộ rễ phát triển, đồng thời phun các chế phẩm sinh học như KH, PennacP, Siêu
lân...
Không nên bấm ngọn tỉa cành hoặc vặt lá gốc ngay sau khi mưa
dứt vì sẽ gây ra vết thương dễ làm nấm, vi khuẩn xâm nhập gây hại cây.
Khi trời tạnh ráo tiến hành dọn sạch
cỏ dại, sau đó cắt tỉa thân lá cây bị hỏng nhằm tạo điều kiện cho tán cây được
thông thoáng và phát triển.
Có thể phun thuốc phòng trừ bệnh bằng một trong các loại thuốc
như: Validacin, Anvil, Rhidomin… nhằm hạn chế một số bệnh hại như bệnh lở cổ
rễ, héo xanh...
+ Với những diện tích lúa bị đổ ngã
Khẩn trương
huy động lực lượng khơi thông dòng chảy, tiêu nước trong ruộng lúa, không để đòng,
bông lúa bị ngâm nước lâu, nhằm hạn chế lúa bị mọc mầm và các nấm gây bệnh như
lem lép hạt, khô vằn …
Đối
với diện tích lúa đang giai đoạn chín chắc xanh bị đổ, sau khi tháo cạn nước
trong ruộng cần tiến hành dựng lúa bằng cách túm 3-5 gốc lúa lại với nhau theo
chiều nghiêng của cây lúa, không dựng ngược về phía sau sẽ làm gãy gốc lúa.
Đối
với diện tích lúa đang giai đoạn làm đòng bị đổ, chuẩn bị trỗ cần thoát nước
nhanh, chỉ dựng lúa nếu bị đổ rạp.
Khi lúa
bị đổ nguy cơ nhiễm các loại sâu bệnh, nhất là rầy nâu, khô vằn cao, do vậy, cần thường xuyên thăm
đồng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tác giả : Ks. Phạm Thị Hiên