- Chủ động điều tiết mực nước nông
trên mặt ruộng để cây nuôi dưỡng đòng cũng như tăng hiệu quả của việc phòng trừ
sâu bệnh.
-
Nếu lúa bị đổ, sau mưa tìm mọi biện pháp để tháo rút nước trong ruộng, không để
đòng và bông lúa bị ngập trong nước. Tiến hành dựng cây, buộc túm theo chiều
nghiêng của cây lúa, tuyệt đối không dựng ngược lại phía sau, sẽ làm gẫy gốc
lúa.
-
Trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, cần kết hợp phun phòng bệnh
đạo ôn và chống đen lép hạt khi lúa trỗ. Đặc biệt trên các chân ruộng trũng hẩu,
ruộng cấy một số giống lúa mẫn cảm, dễ nhiễm bệnh như: BC15, TBR225, Đài thơm
8, Nếp…, nhất thiết phải phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông 2 lần (lần 1 khi lúa thấp
tho trỗ, lần 2 khi lúa trỗ thoát hoàn toàn).
- Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết,
kiểm tra đồng ruộng để phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại (như bệnh bạc lá, đạo
ôn cổ bông, rầy, …) để có biện pháp phun trừ kịp thời./.
Tác giả : Ths. Phạm Thị Hiên