CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Một số lưu ý kỹ thuật phòng chống rét cho cá

Cập nhật: 12/11/2021

    Miền Bắc nước ta vào mùa Đông thường có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài kết hợp với mưa phùn, làm nhiệt độ nước xuống rất thấp, có những đợt rét đậm nhiệt độ xuống dưới 10 độ C ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cá, thậm chí có thể làm cá chết hàng loạt nhất là một số giống cá chịu rét kém như: Cá Vược, Rôphi, Diêu hồng, Chim trắng,… Để chủ động phòng, chống rét cho cá, người nuôi cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Thứ nhất: Chuẩn bị ao, hồ

- Chủ động dâng mực nước trong ao lên tối thiểu đạt 1,5; Ở những nơi có nguồn nước ngầm phù hợp có thể dùng nước giếng khoan bơm trực tiếp vào ao.

- Thả bèo tây che phủ khoảng 1/3 diện tích mặt ao về phía đầu hướng gió Đông Bắc.

- Dùng rơm rạ khô đã được khử trùng bằng nước vôi cho vào các sọt tre hoặc bó thành từng bó, dùng cọc cắm dìm xuống góc ao phía khuất hướng gió làm nơi trú ẩn cho cá.

Thứ hai: Chế độ chăm sóc cá.

- Khi nhiệt độ nước xuống thấp dưới 140C nên ngừng cho cá ăn.

- Khi nhiệt độ nước từ 150C trở lên, tranh thủ lúc thời tiết hửng nắng cho cá ăn thức ăn giàu đạm bổ sung thêm Vitamin C và các khoáng chất cần thiết vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thường xuyên quan sát và theo dõi tình hình hoạt động của cá để điều chỉnh lượng cho ăn cho phù hợp, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Thứ ba: Quản lý môi trường ao nuôi.

- Thời tiết mùa đông thường có rét đậm và mưa phùn kéo dài, cá dễ bị mắc các bệnh nấm, ký sinh trùng nên cần định kỳ 2 lần/ tháng dùng nước vôi bột hòa tan té đều trên mặt ao với liều lượng 1 – 2 kg cho 100m3 nước ao nuôi đồng thời định kỳ 1 lần/ tháng trộn tỏi tươi xay nhuyễn vào thức ăn với liều lượng 50 g/100 kg cá; hoặc thuốc Tiên đắc 20g/100 kg cá cho cá ăn liên tục từ 3 – 5 ngày để phòng bệnh.

Khi nhiệt độ môi trường ấm trở lại cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Vớt các bó rơm dưới ao lên để khơi thông đáy ao, thay rơm rạ đã được khử trùng mới để chủ động đưa xuống ao khi thời tiết lạnh trở lại.

- Tăng cường cho cá ăn để bổ sung dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng cho cá.



 

Lưu ý:

           + Trong thời gian cá lưu đông không dùng phân chuồng tươi cho xuống ao.

+ Không đánh bắt, vận chuyển cá khi nhiệt độ nước dưới 180C. Đối với những ao nuôi cá đạt kích cỡ thương phẩm, cần thu hoạch trước khi rét đậm, rét hại xảy ra để hạn chế thấp nhất mọi rủi ro.

Tác giả : Ks. Nguyễn Thị Hằng
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: