CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Lưu ý công tác làm đất, vệ sinh đồng ruộng, hạn chế lúa cỏ và bênh Lùn Sọc Đen vụ Xuân 2021

Cập nhật: 23/12/2021

    Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang tập trung cho công tác làm đất chuẩn bị cho gieo cấy vụ xuân 2022. Song do Đợt mưa lớn kéo dài giai đoạn nửa cuối tháng 9/2021 và ảnh hưởng của cơn bão số 7,8 vào đầu tháng 10 đã gây ngập úng, đổ ngã nhiều diện tích lúa và ảnh hưởng lớn đến khâu thu hoạch lúa mùa, lượng tồn dư rơm rạ trên ruộng nhiều; đồng thời nguồn bệnh có nguy cơ lan truyền sang vụ xuân là rất lớn. Do vậy, để tiêu diệt mầm mống các đối tượng sâu bệnh hại đặc biệt ngăn chặn sự lây lan của nguồn bệnh Lùn Sọc Đen (LSĐ), cây lúa cỏ sang vụ Xuân 2022,… các địa phương cần khẩn trương làm tốt một số công việc sau:

1. Cày lật đất

Các địa phương cần khẩn trương làm đất, đẩy nhanh tiến độ cày lật đất trên diện tích không trồng cây vụ Đông, phơi ải nhằm tăng độ tơi xốp cho đất, tiêu diệt mầm mống sâu bệnh hại; đặc biệt là giúp ngăn ngừa bệnh LSĐ phát sinh trên lúa chét và cây lúa cỏ đã mọc trên ruộng. Sử dụng các loại máy cày có công suất lớn, cày đến đâu gọn đến đấy.

 Với các chân ruộng thuộc nhóm đất thịt, không nhiễm phèn mặn việc làm đất có thể phơi ải kiệt. Đối với những chân thấp trũng chua phèn kìm hãm thực hiện "tiền ải non, hậu dầm ngấu".

Với những diện tích đã xuất hiện lúa cỏ cần lưu ý thực hiện như sau: Thu gom rơm rạ và tiêu hủy; giữ ẩm mặt ruộng để kích thích cho hạt lúa cỏ cũng như hạt cỏ dại mọc mầm, sau đó rắc vôi bột, tiến hành cày lật đất và ngâm dầm cho thối hạt, thân lúa cỏ; Trước khi vào vụ gieo cấy cần làm đất kỹ và san phẳng mặt ruộng mới tiến hành cấy. Lưu ý: Cần vệ sinh máy cày trước khi di chuyển từ vùng bị nhiễm lúa cỏ sang vùng khác để sản xuất. Nên sử dụng một số chế phẩm phân giải xellulo trong quá trình làm đất như Sumitri, hay nấm đối kháng Tricoderma,… để phun hoặc rắc đều trên mặt ruộng kích thích phân hủy hạt lúa cỏ và cỏ dại tốt hơn.



 

2. Vệ sinh đồng ruộng

Qua theo dõi thực tế bệnh LSĐ xuất hiện trên cây ngô vụ đông và mật độ rầy mang virus LSĐ cư trú trên ký chủ phụ như cỏ dại, éo lúa khá cao - nguy cơ lan truyền sang vụ xuân lớn. Cần làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng bằng cách vạc bờ, cuốc góc, cắt sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước, tàn dư cây lúa, các cây ký chủ trên đồng ruộng,… để hạn chế nơi cư trú của rầy là môi giới truyền bệnh LSĐ; Nên vãi vôi bột khi bừa ngả để khử chua và diệt một số nấm bệnh trên đồng ruộng, đặc biệt trên chân ruộng thấp trũng chua phèn; tăng cường công tác làm thủy lợi nội đồng, khơi thông dòng chảy, tổ chức diệt chuột bằng biện pháp thủ công và sử dụng thuốc diệt chuột vi sinh,…

3. Thau chua, rửa mặn

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nguy cơ thiếu hụt nguồn nước có thể xảy ra. Vì vậy, các địa phương khi lấy nước đổ ải cần tận dụng triệt để nguồn nước đầu tiên để thau chua rửa mặn cho toàn bộ diện tích, hạn chế bốc phèn mặn ảnh hưởng tới cây lúa.

Các địa phương có diện tích phèn mặn cần tổ chức thực hiện tốt việc thau chua, rửa mặn 1-2 lần/vụ: cày lật đất để ải thâm - ngâm dầm - bừa ngả - thau chua, rửa mặn - ngâm dầm - bừa cấy/thau chua, rửa mặn - bừa cấy.

 
Lưu ý: Đối với ruộng đã bị nhiễm lúa cỏ tuyệt đối không áp dụng biện pháp gieo vãi mà thực hiện biện pháp cấy truyền thống hoặc cấy máy để thuận lợi cho việc xử lý lúa cỏ khi mới mọc.
Tác giả : KS. Trần Thị Doanh
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: