CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Một số lưu ý chăm sóc cây trồng sau khi gặp thời tiết rét đậm, rét hại

Cập nhật: 23/02/2022

    Trong những ngày vừa qua, thời tiết có rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống 7-9 độ C kèm theo mưa rào làm ngập một số diện tích lúa mới cấy trên vùng thấp trũng, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng và tiến độ gieo cấy. Vì vậy, để cây trồng phục hồi và sinh trưởng sau đợt rét đậm, rét hại bà con cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật như sau:

1. Đối với cây lúa


+ Đối với lúa cấy: Chủ động giữ mực nước nông 2 - 3 cm đều khắp mặt ruộng để chống rét và giữ ấm gốc lúa giúp cây lúa nhanh phục hồi, tuyệt đối không để ruộng khô hạn.


Đối với lúa gieo thẳng: Trên diện tích mới gieo cần giữ đủ ẩm cho ruộng gieo.


Trên diện tích gieo thẳng đã lên mũi chông để nước láng chân cho đến khi cây được 2,5-3 lá mới đưa nước vào với mực nước 1-3 cm và khi nhiệt độ ngoài trời >15 độ C mới tiến hành bón nhử 3-5 kg NPK chuyên thúc cho lúa hoặc 2-3 kg đạm Ure/sào kết hợp tỉa dặm.

Lưu ý:   


- Cần chủ động ngâm ủ dự phòng bằng các giống ngắn ngày như: Đài Thơm 8, N97,…                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                

- Chủ động phòng trừ ốc bươu vàng, lúa cỏ và cỏ dại cho lúa.


- Tỉa dặm sớm để đảm bảo mật độ. Tiếp tục bảo vệ mạ dự phòng để dặm tỉa khi lúa bị chết, mất khoảng khi gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi.


- Theo dõi trên ruộng lúa, nếu thấy cây cằn, lá không vươn, nhổ lên thấy rễ đen, bà con cần phun chế phẩm hỗ trợ kích thích ra rễ như: Pennac P, Siêu lân…

* Trên diện tích chưa gieo cấy:


Khi trời ấm lên, nhiệt độ trên 150C khẩn trương tiến hành gieo cấy để đảm bảo thời vụ.

Đối với diện tích mạ: Mở dần nilon để luyện cho mạ quen dần với môi trường bên ngoài. Luôn giữ đủ ẩm cho mạ nền cứng; với mạ dược non cần giữ nước săm sắp mặt ruộng.



Những diện tích mạ bị ảnh hưởng của mưa rét, kém phát triển nên phun pennac P, siêu lân kích thích cho rễ phát triển, sau vài ngày cây mạ phục hồi mới đem cấy ra ruộng.


Làm đất phẳng để thuận tiện cho gieo cấy và điều tiết mực nước nông đều khắp mặt ruộng.


2. Đối với các cây màu Xuân


Những diện tích rau màu đến thời kỳ thu hoạch cần thu hoạch sớm để đảm bảo năng suất, chất lượng.


Những diện tích rau màu bị thiệt hại nặng không thể phục hồi do rét hại cần khẩn trương chuẩn bị giống, làm đất và gieo trồng lại.


Với diện tích rau màu có khả năng phục hồi: Tiến hành làm cỏ, xới xáo nhẹ phá váng; Không được bón phân đạm ngay mà cần phun phòng bệnh Lở cỗ rễ cho cây bằng các loại thuốc như: Validacin, Anvill,.. Đồng thời hòa loãng lân Supe để tưới gốc hoặc phun các chế phẩm kích thích rễ phát triển như: Siêu lân, Penac P… giúp cây nhanh phục hồi.




3. Đối với cây ăn quả


Cần khẩn trương tiêu thoát nước, tránh để nước ngập, đọng trong vườn; Dùng Supe lân hoặc siêu lân pha loãng tưới bổ sung cho cây.


Tạm thời dựng cắt tỉa và bón phân, chỉ khi nhiệt độ trên 150C mới tiến hành chăm sóc.

 

 

Tác giả : KS. Trần Thị Doanh
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: