CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Hội viên nông dân làm kinh tế giỏi

Cập nhật: 09/12/2022

    Phát triển kinh tế gia đình từ ngành nông nghiệp đã và đang là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với đời sống hội viên nông dân, góp phần thực hiện những thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.


Tại tổ 5, phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình ai cũng biết đến ông Đỗ Văn Thiếu, sinh năm 1953, một người luôn yêu thích tìm tòi nghiên cứu, học hỏi làm giàu trên chính mảnh đất của mình, ông đã trở thành tấm gương nông dân sản xuất giỏi để nhiều người học tập và làm theo.


Năm 2015, với ý chí quyết tâm vươn lên thoát nghèo, ông Thiếu đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang hướng chăn nuôi lợn, giúp tăng hiệu quả kinh tế cho gia đình. Lúc mới làm, trong tay ít vốn, ông vay mượn thêm anh em bạn bè để xây chuồng trại, mua con giống… Gắn bó với nuôi lợn thịt vài năm, giờ đây quy mô đàn lợn của ông lên đến 200 con.


Năm 2019, Thái Bình xuất hiện những ổ dịch Tả lợn Châu Phi đầu tiên. Bệnh dịch lây lan mạnh, cũng như bao hộ nông dân chăn nuôi lợn khi đó, đàn lợn của gia đình ông cũng lần lượt bị nhiễm bệnh và buộc phải tiêu hủy. Sau khi dịch bệnh qua đi, không giống như nhiều hộ nông dân khác đã chuyển đổi đối tượng vật nuôi sang nuôi trâu, bò, gia cầm… thì ông Thiếu vẫn quyết tâm tập trung với việc chăn nuôi lợn.


Ông Thiếu chia sẻ: “Vấp ngã ở đâu thì đứng lên từ đó”; không nản chí ông quyết tâm tìm hiểu các phương pháp phòng chống dịch bệnh và tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Nhờ kiên trì, chịu khó ham học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật, đàn lợn của gia đình ông đã phát triển tốt. Từ chuồng trại đầu tư sẵn có ông cải tạo tu sửa kết hợp với kinh nghiệm nuôi lợn của bản thân, cộng thêm sự chỉ đạo hướng dẫn của cán bộ Thú y địa phương, ông đã áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học tại gia đình mình.


Chuồng trại sau khi tu sửa được chia thành các khu riêng biệt: Khu lợn nái, lợn con theo mẹ, khu lợn thịt,…; thực hiện vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng vắcxin đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng theo đúng nguyên tắc; đặc biệt ông cũng rất chú trọng công tác bảo vệ môi trường trang trại luôn sạch sẽ, thoáng mát giúp đàn lợn luôn khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật.


Không phải vì có hi vọng mới kiên trì, mà bởi vì có kiên trì mới tạo nên hi vọng thành công, khó khăn rồi sẽ theo thời gian qua đi, hiện tại nhờ sự nỗ lực cố gắng của mình, quy mô trang trại của ông ngày càng phát triển. Nhờ áp dụng tốt chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi khép kín theo chuỗi từ nuôi lợn nái, phối giống, sản xuất lợn con đến chăn nuôi lợn thịt đến tự chủ 100% các khâu của quy trình sản xuất nên không có cơ hội cho dịch bệnh xâm nhập gây hại và giúp giảm chi phí đầu vào cũng như rủi ro nếu mua phải con giống kém chất lượng.


Với tổng diện tích khoảng 1200 m2, hiện nay ông duy trì nuôi: 50 con lợn nái ngoại, 400 con lợn thịt và lợn con, mặc dù giá thức ăn tăng cao nhưng năm 2021 ông vẫn thu lãi khoảng 400 - 500 triệu đồng.


Cuộc sống luôn có những lúc thăng lúc trầm, người không bỏ cuộc ắt sẽ thành công, với gia đình ông Thiếu là một trong những điển hình không chỉ về hiệu quả kinh tế, mà còn giúp nhiều người chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học sang chăn nuôi tập trung, quy mô vừa và lớn. Bằng sự kiên trì, nỗ lực của bản thân ông Thiếu sẽ là động lực, là tấm gương điển hình trong chăn nuôi cho các hộ nông dân khác học tập làm theo.


Tác giả : BSTY. Phạm Thị Hà
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: