1.
Giống
Lượng giống/1 sào Bắc Bộ (360 m2) 1,2 - 1,5
kg.
Lưu
ý:
Vỏ hạt ST25 mỏng nên thời gian
ngâm vụ Xuân khoảng 30-36 tiếng, vụ Mùa ngâm
khoảng 20 - 24 tiếng (tùy thuộc vào độ ẩm của hạt giống), trong quá trình ngâm
cần thường xuyên kiểm tra, khi hạt no nước tiến hành ủ cho hạt nứt nanh.
Mạ ST25 thường mảnh cây, nhỏ dảnh do đó cần
bổ sung lân super vào bùn trước khi gieo, nên gieo thưa cho mạ đanh dảnh.
2.
Thời vụ và gieo cấy
- Thời vụ: Giống
lúa ST25 có thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân từ 130 - 140 ngày, vụ Mùa từ
110 - 120
ngày. Tuỳ thuộc địa phương hoặc chân đất để bố trí thời vụ cho thích hợp.
Giống lúa ST25 có thời gian trỗ kéo dài (từ 7 -
10 ngày), giai đoạn trỗ bông phơi màu mẫn cảm với điều kiện nhiệt
độ cao (>350C), ẩm độ không khí thấp, dẫn đến tỷ lệ lép lửng cao.
Lưu
ý:
Đối với vụ Xuân không cấy sau ngày
25/02;
vụ Mùa không cấy sau 25/7, để hạn chế rủi ro khi
trỗ. Cấy khi tuổi mạ từ 2,5 - 3 lá.
- Gieo cấy: ST25
có bộ lá đòng dài, đẻ nhánh trung bình, đảm bảo năng suất và hạn chế sâu bệnh,
cần cấy với mật độ 30 - 35 khóm/m2; 2 - 3
dảnh/khóm.
3.
Phân bón
ST25 là giống lúa chịu thâm canh, sinh trưởng
phát triển tốt, gọn khóm, khả năng đẻ nhánh trung bình nên cần phải bón phân sớm,
đầy đủ và nặng đầu, nhẹ cuối.
Lượng phân bón: Vụ Xuân bón khoảng 18 -
20kg NPK 16-16-8; vụ Mùa bón khoảng 15 - 17kg NPK 16-16-8.
Bón lót sâu trước khi cấy khoảng 10 - 12kg
NPK 16-16-8, bón thúc sớm ngay khi lúa bén rễ hồi xanh lượng phân còn lại để
lúa đẻ nhánh sớm và tập trung. Lượng phân tuỳ thuộc vào chân đất và mùa vụ.
Lưu
ý:
Giai đoạn đứng cái làm đòng cần bổ sung Kali với lượng 3 - 5
kg/sào tăng khả năng chống đổ, giảm tỷ lệ lép và tăng chất lượng sản phẩm.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên thăm đồng để kiểm tra sâu bệnh và
có biện pháp phòng trừ kịp thời theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Để hạt sáng mẩy nên phun phòng bệnh đen lem
lép hạt khi lúa thấp thoi trỗ bằng Tillsuper hoặc Amistatop.
Tác giả : Ks. Trần Ích Tuấn