CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Một số biện pháp hạn chế hiện tượng lúa cỏ trong vụ Xuân 2024

Cập nhật: 07/05/2024

    Mấy năm trở lại đây, cây lúa cỏ (hay còn gọi là lúa dại, lúa ma…) xuất hiện và gây hại trên đồng ruộng tại Thái Bình. Lúa cỏ cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển với cây lúa thường, khi hạt lúa cỏ chín dễ bị rụng không cho thu hoạch. Vì vậy, đây là nguyên nhân dẫn đến mất mùa cục bộ ở một số diện tích bị lúa cỏ nhiều.


 

 


Để hạn chế sự phát tán của lúa cỏ trong những vụ tiếp theo, cần thực hiện các biện pháp đồng bộ từ đầu vụ, còn giai đoạn này, khi lúa đang làm đòng, trỗ bông và chín cần lưu ý như sau:


- Những diện tích bị lúa cỏ rải rác cần kiểm tra, nhổ bỏ những cây lúa khác dạng (như hạt có râu dài, hạt bầu, cây cao hơn hoặc thấp hơn…) càng sớm càng tốt và đem tiêu hủy.


- Những diện tích lúa bị nhiễm trên 60% cần khoanh vùng thu hoạch riêng, cắt sát gốc. Tiến hành thu toàn bộ rơm rạ trên ruộng để tiêu hủy.


Sau khi thu hoạch phải vệ sinh máy gặt ngay rồi mới di chuyển sang ruộng khác để thu hoạch. Trên các ruộng bị nhiễm lúa cỏ, cần đắp bờ ngăn, chăng lưới mắt nhỏ ở đầu những đường dẫn nước trên ruộng để hạn chế lúa cỏ lây nhiễm sang các ruộng, các vùng khác nhau.



Sau khi thu hoạch tiến hành đưa nước tạo ẩm trên ruộng để nhử hạt lúa cỏ và các loại cỏ dại nảy mầm, sau đó bón khoảng 15-20kg vôi bột/sào, kết hợp với một số chế phẩm xử lý rơm rạ hoặc phân vi sinh như chế phẩm Sumitri, AT-YTB, phân vi sinh Azotobacterin,… Khi lúa cỏ, cỏ mọc thành cây tiến hành cày lật và ngâm dầm cho thối thân lúa cỏ; trước khi vào vụ gieo cấy tiến hành bừa kỹ, trang phẳng mặt ruộng.


* Lưu ý với những vùng bị lúa cỏ gây hại, khuyến cáo:


- Chuyển từ phương pháp gieo sạ, gieo vãi sang cấy tay hoặc cấy bằng máy nhằm phân biệt dễ dàng cây lúa cỏ khi mọc ngoài hàng lúa trồng, chủ động nhổ bỏ sớm và tiêu hủy.


Những vùng có đủ điều kiện, khuyến cáo nông dân áp dụng biện pháp luân canh hoặc chuyển đổi sang trồng các cây màu ít nhất từ 2 vụ liên tiếp.


- Sử dụng giống chất lượng (nguyên chủng hoặc xác nhận) của các công ty có uy tín sản xuất. Tuyệt đối không dùng giống tự để, đặc biệt là giống trên những ruộng bị nhiễm lúa cỏ từ vụ trước.


- Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo cấy; đặt lưới lọc nguồn nước tưới, ngăn chặn hạt lúa cỏ nhiễm từ ruộng khác vào; Không gieo mạ trên những chân ruộng đã bị lúa cỏ.


Tác giả : Ths. Phạm Thị Hiên
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: