1. Đối với lúa xuân
Khẩn trương tiêu bớt
nước trong ruộng, không để bông lúa bị ngập trong nước. Không nên tiêu cạn ngay mà nên duy trì 1 lớp nước nông để giữ
cây lúa, đặc biệt diện tích lúa mới trỗ đến chắc xanh.
Diện tích lúa bị đổ nghiêng nhẹ, cây có thể
tự phục hồi. Diện tích lúa bị đổ
ệp,
chìm trong nước, sau khi tiêu bớt nước
trong ruộng, cần tiến hành dựng cây,
buộc túm theo chiều nghiêng của cây lúa, tuyệt
đối không dựng ngược lại hướng cây
lúa đổ,
sẽ làm gẫy gốc lúa, ảnh hưởng nhiều
đến quá trình vào chắc của hạt. Cần thường xuyên kiểm tra rầy và bệnh khô vằn để chủ động
phun trừ kịp thời.
Diện tích lúa chín từ 70% trở lên, nếu bị đổ ệp, sau khi tiêu thoát nước,
trời tạnh ráo, nên khẩn trương thu hoạch và đưa thóc vào sấy ngay để hạn chế hạt
thóc quá ẩm không phơi được làm giảm chất lượng gạo. Diện tích lúa bị đổ nhẹ hoặc
không bị đổ nên thu hoạch khi chín từ 80-85% theo phương châm “Xanh nhà hơn già
đồng”.
Diện tích lúa đang trỗ hoặc mới trỗ bông xong: chủ động phun phòng bệnh đạo
ôn cổ bông với những giống lúa dễ nhiễm bệnh như BC15, TBR225, TBR1, nếp các loại,… và kết hợp phòng bệnh lem lép hạt với các giống lúa khác khi trời tạnh
ráo.
2. Đối
với cây màu
Cần khẩn trương tháo cạn nước trong ruộng càng sớm
càng tốt.
Nhanh chóng thu hoạch những diện tích rau màu đã đến giai đoạn
thu hoạch để đem đi tiêu thụ, hạn chế thấp nhất tổn thất do thời tiết gây ra.
Với diện tích cây màu
chưa thu hoạch: sau khi nước rút, tranh thủ trời tạnh ráo cần nhặt bỏ những lá già, lá bệnh rồi phun
các chế phẩm sinh học
giúp cây nhanh phục hổi, kết hợp phun thuốc phòng trừ bệnh nhằm
hạn chế một số bệnh hại như lở cổ rễ, héo xanh, phấn trắng, đốm lá... Với diện tích cây màu không có màng phủ
nilon trên mặt luống, cần xới xáo nhẹ đất mặt và vun gốc. Những diện tích rau
màu không có khả năng phục hồi, nhanh chóng thu dọn tàn dư, làm đất và chuẩn bị
giống mới để sẵn sàng gieo trồng lại khi thời tiết thuận lợi.