CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Quy trình kỹ thuật
Quy trình sản xuất bí xanh

Cập nhật: 12/09/2013

    Giống Bí xanh số 1: Giống có thời gian sinh trưởng 95 - 105 ngày, sinh trưởng, phát triển khoẻ, có năng suất cao 1,3 - 1,6 tấn/sào bắc bộ/vụ.

1. Giống:

-  Giống Bí xanh số 1: Giống có thời gian sinh trưởng 95 - 105 ngày, sinh trưởng, phát triển khoẻ, có năng suất cao 1,3 - 1,6 tấn/sào bắc bộ/vụ. Quả có chất luợng cao: Dài 50 - 60 cm, vỏ xanh đậm, khi già có phủ một lớp phấn trắng, đặc ruột, ít hạt, cùi dày có màu phớt xanh, nặng 2,5 - 3,0 kg/quả, cho hiệu quả kinh tế cao.

- Giống  bí  xanh số  2: là  giống  mới chọn  lọc có thời gian sinh trưởng 100 - 120 ngày; sinh trưởng phát triển khoẻ, chịu rét khá; năng suất cao: 1,4 - 1,7 tấn/sào. Quả có dạng hình đẹp vỏ xanh đen, hình thon dài; dài 60 – 70 cm, chất lượng tốt, ít hat. Cùi  dày, chắc, màu phớt xanh rất hấp dẫn người tiêu dùng.

2. Thời vụ: Có hai vụ gieo trồng chính:

- Vụ xuân: Gieo 1/12 - 15/1

- Vụ thu đông: Gieo 20/8 - 25/9

3.Gieo hạt:

- L­ượng hạt cần gieo cho 1 ha khoảng 1,0 - 1,2kg.

- Hạt cần ngâm ủ trong n­ước ấm (54oC), (pha 3 sôi + 2 lạnh) từ 8 - 10 giờ, sau đó rửa sạch, ủ ấm sau 2 ngày (48 giờ) nứt nanh đem gieo.

- Có 3 cách gieo hạt:

+  Nếu đất đã lên luống và bón phân lót có thể gieo thẳng hạt vào hốc, gieo 1 hốc từ 1 - 2 hạt. Chỉ gieo hạt khi đã ủ và mọc rễ. Khi gieo cần cho rễ đã mọc h­ướng xuống d­ưới và phủ mỏng bằng đất bột. Có thể xen canh bằng cách giữa 2 hàng bí xanh gieo các giống rau ngắn ngày nh­ư rau cải, cải cúc, xà lách… và thu hoạch rau khi bón thúc lần 1 và bón nhẹ cho bí xanh.

+ Nếu hạt mọc tốt và chư­a có đất trồng, để dễ chăm sóc cây con cần làm bầu ngay từ đầu. Có thể làm bầu bằng lá chuối, trộn đất và phân chuồng mục theo tỷ lệ 1:1, sau đó cho vào đầy bầu. Cần xếp bầu trên mặt luống, thoát n­ước tốt và có đủ ánh sáng. Khi gieo hạt chú ý h­ướng rễ xuống dư­ới và phủ mỏng bằng đất bột, sau đó phủ kín bằng rơm, rạ và t­ưới nước. Khi bí mọc cần nhấc rơm, rạ phủ ra ngay và t­ưới cho bí.

+ Có thể gieo trên luống đã làm kỹ và đảo đều với phân chuồng mục, sau đó phủ đất bột mỏng, cuối cùng phủ kín bằng rơm, rạ và t­ưới đẫm. Khi bí mọc cần nhấc rơm, rạ phủ ra ngay và t­ưới cho bí. Khi cây bí mọc đ­ược 7 - 8 ngày có thể mang trồng thẳng ra ruộng đã đ­ược chuẩn bị hoặc trồng trong bầu có kích th­ước 7 x 10 cm khi cây trong bầu có 2 - 3 lá thật thì đem trồng ra ruộng. Chú ý khi trồng xong cần tưới đẫm ngay, các ngày sau cần tưới để giữ ẩm cho bí bén rễ nhanh và không chết.

4. Làm đất:

- Cần chọn ruộng trồng bí ở nơi cao ráo, dễ tưới tiêu. Đất sau khi đã được vệ sinh và xử lý để diệt mầm mống sâu, bệnh cần làm luống theo hướng đông - tây và tiện cho việc tưới, tiêu sau này.

- Nếu cắm dàn luống rộng 1,5 m; rãnh rộng 0,3 m; cao luống 0,25 - 0,3 m, trồng 2 hàng trên luống với khoảng cách  0,8 m x 0,5 m

- Nếu không cắm dàn làm luống rộng 3,6 m - 4 m, trồng hai hàng trên luống, hàng cách hàng 2,5 m – 3 m, hốc cách hốc 0,5m, mỗi hốc 2 cây. Chỉ cần làm đất hai bên mép luống, mỗi bên rộng 80 cm để trồng hai hàng.


5. Bón lót và trồng:

Phân bón lót cần:

- Phân chuồng hoai mục: 300 kg/ sào

- Super lân:  20 - 30 kg/ sào

- Nếu đất chua cần bón thêm 20 kg vôi bột/sào, bổ hốc và bón phân lót đảo đều với đất, khi đảo xong cần phủ đất thành mô ở từng hốc. Sau đó có thể gieo hạt, trồng cây, hoặc trồng cây trong bầu ở trên các mô (hốc) đó.

6.Chăm sóc, bón phân thúc và cắm dàn:

- Khi cây bắt đầu có lá thật: có thể hoà loãng đạm urê để tưới cho cây.

+ Thúc lần 1: Khi cây có 3 - 4 lá thật, dùng 3 – 4 kg đạm ure + 3 kg kali nếu trồng có cắm dàn. Bón 2 kg đạm ure + 2 kg kali nếu trồng không cắm dàn  để bón cho cây, bón xung quanh gốc, kết hợp làm cỏ và vun cho cây.

+ Thúc lần 2: Trước khi cắm dàn (cây bắt đầu leo), dùng 4 kg đạm  + 4 kg kali nếu trồng có cắm dàn, bắt đầu ngả ngọn bò dùng 2 – 3 đạm ure+ 3 kg kali nếu trồng không cắm dàn để bón xung quanh gốc, cách gốc 15 - 20 cm, kết hợp vun cao và làm rãnh nông ở giữa luống. Sau đó tưới đẫm hoặc cho nước vào ruộng bí sau 4 tiếng tháo nước và chuẩn bị cắm dàn cho bí, phân bố ngọn bí đều trên mặt ruộng.

+ Thúc lần 3: Khi bí đã đậu quả rộ, dùng 3 kg đạm + 4 kg kali nếu trồng có cắm dàn. 2 kg đạm ure + 2 kg kali nếu trồng không cắm dàn để bón. Lúc này có thể hoà với nước phân chuồng để tưới.

Tr­ường hợp bí sinh tr­ưởng thân lá quá mạnh cần hạn chế đạm và thúc thêm bằng kali để cân bằng thân-lá-hoa-quả. tỉa bớt nhánh phụ nếu thân lá quá rậm rạp.

Chú ý không nên chăm quá mạnh khi dây đã tốt và lá có màu xanh đậm.

Cắm dàn chữ A, dùng cây dóc cứng, dài 2 m để cắm, cần làm dàn chắc, không bị đổ khi có mưa gió to.

7. Tưới tiêu

Ở giai đoạn đầu sau trồng cần tuới nhẹ thường xuyên cho cây mau bén rễ hồi xanh, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Thời kỳ ra hoa kết qủa bí xanh cần nhiều nước, cần tưới đủ nước cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Nếu thiếu nước cây sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh phát triển gây thiệt hại năng suất . Nếu bị mưa ngập cần tháo hết nước ngay vì bí xanh không chịu ngập úng.

8. Các biện pháp chăm sóc khác

Vun lần 1 kết hợp với bón thúc lần 1; Vun lần 2 kết hợp với bón thúc lần 2. Bí xanh cần tỉa hết 2 - 3 nhánh cách gốc 1 - 1,2 m; chỉ để lại 2 - 3 nhánh sau đó. Nếu thu bí non thì mỗi nhánh có thể để 2 - 3 quả nếu để thu bí già thì mỗi nhánh chỉ nên để 1 quả. Sau đó bấm ngọn cho tập trung nuôi quả . Nếu để bí bò khi cây dài 60 -70 cm có thể dùng đất chặn ngang đốt để cho bí ra rễ bất định. Tăng khả năng hút chất dinh dưỡng của cây.

- Nếu thu bí già, chỉ để 1 quả/thân chính ở lá thứ 13 - 17 là tốt nhất, vặt bỏ nhánh.

- Nếu thu bí non cần bấm ngọn tạo 2 thân hoặc nuôi thêm 1 nhánh để thu được 2 - 3 quả/ cây.

- Khi bí đã có 8 - 10 lá, cần hái bỏ lá già, lá bị sâu bệnh ở sát gốc.

- Hái bỏ những quả bí khi mới đậu bị dị dạng, bị sâu bệnh.

- Hàng ngày cần buộc cây vào dàn, buộc theo kiểu số 8.

9. Phòng trừ  sâu bệnh

- Để cho ít cây bị sâu bệnh, thì ngay từ khi cây con (sau mọc 7 - 8 ngày) cần dùng thuốc Validacin và Ofatox tưới cho cây.

- Bí xanh thường bị sâu xanh, rệp, sâu vẽ bùa phá hoại dùng Ofatox 0,1% hoặc Actara, Morefride phun cho cây. Rệp khi mới xuất hiện có thể giết bằng tay hoặc ngắt bỏ ngọn, lá có nhiều rệp.

- Bọ phấn trắng, bọ nhẩy dùng Sokupi, Dylan.

- Sương mai: Phòng bằng Boocdô 1% hoặc Zineb 0,25%, chữa bệnh bằng Ridomil 0,1- 0,2%, Kasuzan 0,2 - 0,3%.

- Bệnh phấn trắng: dùng Bayleston 0,1% hoặc Bavistin 0,1%.

10. Thu hoạch:

 

            Thời điểm thu hoạch phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Nếu thu bí non nên thu ở giai đoạn 25 - 30 ngày sau khi đậu. Nếu thu bí già nên thu khi quả đậu 50 - 60 ngày

Tác giả : KS. Dương Văn Vinh - TTKNKNKNTB
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: