CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Quy trình kỹ thuật
KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ NGỌT

Cập nhật: 17/09/2013

    Khác với các giống ngô thông thường, thời gian thu hoạch của ngô ngọt rất ngắn, chỉ trong 2 - 3 ngày. Khi nhìn các hạt ngô căng đều có màu vàng cam, râu hơi chớm héo thì thu hoạch. Thường thu hoạch sau khi trỗ cờ phun râu khoảng 20 ngày.

1. Chuẩn bị đất:

Ngô ngọt có khả năng thích nghi rộng, đất càng màu mỡ càng cho năng suất cao. Chỉ cần chọn ruộng chủ động tưới tiêu.

2. Mật độ:

Mật độ gieo trồng phụ thuộc vào thời vụ và độ phì nhiêu của đất.

Trong vụ đông trồng với mật độ 1.600 - 1.800 cây/sào là tốt nhất. Hàng cách hàng 65 – 70 cm, cây cách cây 25 - 30 cm. 1 kg giống ngô ngọt trồng 4,5 - 5 sào (8.000 - 9.000 hạt/kg).

3. Cách ngâm ủ hạt giống:

- Ngâm hạt giống trong nước khoảng 2 - 3 giờ, sau đó vớt hạt để ráo nước dùng khăn sạch nhúng nước, vắt thật ráo nước, gói hạt cho vào bao nilon buộc kín miệng tránh bốc hơi nước.

- Đem ủ gói hạt ở nơi ấm (28 - 30oC), khoảng 24 giờ thì hạt nảy mầm. Nếu có ruộng thì tra ngay vào gốc rạ hoặc tra vào bầu. Tùy thời gian gặt lúa mùa để làm bầu cho ngô: Làm bầu cát (làm mạ ngô) khi ngô mũi chông, loa kèn thì trồng hoặc làm bầu bằng đất bùn.

4. Chăm sóc:

Việc chăm sóc ruộng ngô ngọt sau khi gieo cho đến thu hoạch, cũng giống như chăm sóc các giống ngô khác. Để có năng suất cao, cần đảm bảo mật độ, tạo điều kiện cho ruộng ngô phát triển đồng đều.

Bón phân:

- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, Phân lân 15 – 20 kg/sào

- Tưới nhử sau khi trồng bầu hoặc khi ngô ra được 1 - 1,5 lá bằng 3 – 4 kg đạm/sào.

- Bón thúc:

 + Lần 1: Khi ngô 3 - 4 lá bón 3 kg đạm + 2 kg Kali/sào kết hợp với vun xới nhẹ .

 + Lần 2: Khi ngô 7 - 9 lá bón 3 kg đạm + 2 kg Kali/sào kết hợp với vun cao gốc tránh hiện tượng đổ ngã.

 + Lần 3: Khi ngô xoáy nõn bón 3 kg đạm + 3 – 4 kg Kali/sào

Tưới nước:

Nước là yếu tố quan trọng nhất đối với ngô ngọt, có 4 lần tưới nước quan trọng:

+ Sau khi gieo hạt hoặc trồng bầu cần giữ độ ẩm khoảng 50%.

+ Khi cây 3 - 4 lá cần tưới nước để giữ độ ẩm cho cây, có thể kết hợp pha loãng phân để tưới.

+ Lúc cây 7 - 9 lá tưới nước đủ độ ẩm 70%.

+ Chú ý khi ngô ngọt giai đoạn xoáy nõn cần tưới nước và giữ ẩm đến khi ngô trỗ cờ phun râu xong.

Tỉa chồi và bắp:

Ngô ngọt thường phát sinh nhiều chồi phụ, để đảm bảo chất lượng bắp thương phẩm khoảng 3 tuần sau khi trồng cần thiết phải tiến hành tỉa chồi. Khi dùng tay bẻ chồi phải cẩn thận để không ảnh hưởng đến thân bắp.

Ngô ngọt thường có 1 bắp chính và nhiều bắp phụ do vậy cần tỉa bắp phụ để mỗi cây 1 bắp ở đốt cao nhất.

5. Phòng trừ sâu bệnh:

 Phòng trừ sâu bệnh cho ngô ngọt như các giống ngô khác.

6. Thu hoạch:

Khác với các giống ngô thông thường, thời gian thu hoạch của ngô ngọt rất ngắn, chỉ trong 2 - 3 ngày. Khi nhìn các hạt ngô căng đều có màu vàng cam, râu hơi chớm héo thì thu hoạch. Thường thu hoạch sau khi trỗ cờ phun râu khoảng 20 ngày.

Chú ý: Trồng ngô ngọt tránh giai đoạn trỗ cờ phun râu gặp thời tiết trên 35°C và dưới 15°C. Ngô ngọt nhất thiết chỉ để 1 trái bắp/cây.

Tác giả : ThS. Nguyễn Thanh Phong - TTKNKNKNTB
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: