1. Chăm sóc giai đoạn cây con
Có thể làm bầu ngay từ cuối tháng 2
đến đầu tháng 3. Thời gian trong bầu bình thường khoảng 12-15 ngày. Tùy thuộc
thời điểm có thể giải phóng được ruộng để xác định vào bầu.
Lượng
giống 15-20g, với lượng giống trên sẽ đảm bảo mật độ 500-600 bầu/sào.
Chăm sóc bầu:
Khi
cây đội 2 lá mầm, lúc này cần thường xuyên giữ ẩm cho cây, trung bình 1-2 ngày
tưới doa nhẹ 1 lần tránh làm bật gốc hoặc cây bị đổ ngã. Nếu trời nắng to có
thể dùng lưới đen, mưa dùng linon trắng để che cho bầu. Tốt nhất dùng lân ngâm
nước pha loãng vài ba ngày rồi tưới cho bầu 1 lần. Định kỳ 5 ngày nên tưới bằng
thuốc Validacin để hạn chế nấm bệnh hại cây và thối gốc.
Khi
cây khoảng 12-15 ngày, có 1,5-2 lá thật thì đưa bầu ra trồng. Trước khi đưa bầu
ra ruộng 1-2 ngày nên sử dụng 1 loại thuốc sâu + Validacin phun cho bầu để hạn
chế nấm bệnh và côn trùng hại cây.
2. Kỹ thuật
trồng cây ra ruộng
Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, bón
thêm 25-30 kg vôi bột, đặc biệt là ở ruộng luân canh cây màu cần xử lý đất bằng
thuốc để diệt sâu xám và nấm bệnh tiềm ẩn. Sau đó lên luống. Trồng 1 hàng giữa
luống nên kéo thoải thấp dần về 2 mép luống, lên luống rộng 1,2 – 1,5 m, cao 25-35
cm, rãnh luống 30-35cm, bố trí luống theo hướng nước chảy, theo chiều dốc của
ruộng để thuận tiện cho việc thoát nước.
Trước khi đặt bầu nên bón lót khoảng 3-4 tạ
phân chuồng hoặc dùng phân hữu cơ vi sinh để thay thế cùng với các loại phân dễ
tan như: NPK 5:10:3 khoảng 25 kg/sào, hoặc lân Supe 15-20 kg/sào kết hợp 2-3 kg
đạm ure. Trồng 1 hàng giữa luống, cây cách cây 30-40 cm. Chú ý: Không được đặt
bầu trực tiếp lên phân, nên bỏ phân xung
quanh bầu. Khi
trồng cần làm nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu, đứt rễ.
Sau
đó sử dụng màng phủ nông nghiệp lên 2 mép luống và rơm rạ khô xung quanh gốc. Để giữ ẩm, giúp
cây dưa nhanh bám đất, bộ rễ phát triển tốt. Đồng thời giúp hạn chế côn trùng
gây hại, hạn chế đất bị xói mòn, đóng váng và rửa trôi phân bón khi tưới nước
hoặc khi trời mưa.
3. Chăm sóc
- Phân bón: Năng suất của dưa
cao có thể đạt 5-7 tạ/sào, trong khi đó thời gian sinh trưởng của cây ngắn 55-60
ngày. Vì vậy cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho dưa. Bón thúc làm 3 lần:
Lần
1: Sau trồng khoảng 15 ngày: Bón 2-3 kg
đạm ure + 2-3 kg kali hoặc 6-8 kg NPK loại 16:16:8; 13:13:13 TE. Kết hợp nhặt sạch cỏ
dại quanh gốc.
Lần
2: Sau trồng 25-30 ngày, khi có hoa cái nở, bón 2-3 kg đạm ure + 2-3 kg kali.
Lần
3: Sau trồng 40- 45 ngày, khi đậu quả đạt 80% bón 1-2 kg đạm ure + 3-4 kg kali.
Lưu ý: Trong quá trình
chăm sóc nếu thấy cây sinh trưởng phát triển kém có thể hòa loãng đạm + kali
hoặc NPK để tưới gốc cho cây.
- Tưới nước:
Ngay sau khi đặt bầu nên tưới nước để cây
nhanh liền thổ, chú ý rễ dưa rất yếu không chịu được úng, nếu ruộng bị ngập
nước cần tháo rút nước ngay.
Sau đó
thường xuyên giữ đủ ẩm cho dưa mới đạt hiệu quả.
Sau
khi bón thúc lần 1 có thể tưới rãnh cho dưa với lượng nước đưa vào không quá
2/3 chiều cao rãnh luống, để nước tự ngấm sau đó phải tháo nước đi ngay, không
nên té lên thân lá nhất là khi chiều tối.
Thời
kì cây ra hoa và quả non cần nhiều nước nên cần chú ý tưới đủ nước cho cây.
4. Biện pháp chăm sóc khác
-
Giai đoạn sau trồng:
Sau khi bén rễ hồi
xanh dùng 1 thìa đạm + 2 thìa lân pha với 10 lít nước để tưới nhử cho cây. Kết
hợp dặm những cây chết, yếu.
Cây mới trồng dễ bị bệnh lở cổ rễ và thối
thân nên phòng trừ bằng thuốc Validacin hoặc Anvil.
-
Bấm ngọn dưa:
Cây dưa ra hoa cái ngay ở nách lá thứ nhất
của các dây nhánh. Vì vậy, cần bấm ngọn cho ra nhánh thì năng suất mới cao.
Cách làm như sau:
Bấm
ngọn tối thiểu phải được 3 lần. Lần 1 khi cây có 5 – 6 lá thật tiến hành bấm
ngọn để tạo 2 nhánh cấp 1 to khỏe. Khi 2 nhánh này có 5 – 6 lá bấm ngọn lần 2
để tạo các nhánh cấp 2 và khi nhánh này có 5 – 6 lá thì tiến hành bấm ngọn lần
3 để tạo nhánh cấp 3 và bắt đầu giữ quả ra từ nhánh này khi cây dưa đã kín
luống tốt nhất nên bấm ngọn thường xuyên. Mỗi cây chỉ ddeeer 4 -5 quả/cây. Sau
đó, tiếp tục bấm ngọn để dinh dưỡng tập trung nuôi quả.
Tác giả : KS. Trần Thị Doanh