CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Mô hình điển hình tiên tiến
Kết quả mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại các vùng chuyển đổi

Cập nhật: 18/12/2012

    Cá rô phi đơn tính đã được đưa vào nuôi ở Thái Bình từ những năm 1996. Song vào những thời điểm đó do các trạm trại tại Thái Bình chưa chủ động sản xuất được con giống chủ yếu nhập từ trong Miền Nam ra, từ các nơi khác đem về, chất lượng giống không đảm bảo cá đẻ nhiều, lượng thức ăn tiêu tốn lớn, cỡ cá khi thu hoạch không đủ trọng lượng nên giá bán rất rẻ, hiệu quả kinh tế không cao...
Cá rô phi đơn tính đã được đưa vào nuôi ở Thái Bình từ những năm 1996. Song vào những thời điểm đó do các trạm trại tại Thái Bình chưa chủ động sản xuất được con giống chủ yếu nhập từ trong Miền Nam ra, từ các nơi khác đem về, chất lượng giống không đảm bảo cá đẻ nhiều, lượng thức ăn tiêu tốn lớn, cỡ cá khi thu hoạch không đủ trọng lượng nên giá bán rất rẻ, hiệu quả kinh tế không cao. Chính vì vậy bà con nông ngư dân không mặn mà lắm đối với đối tượng này. Song từ những năm 2001 trở lại đây các trạm trại tại Thái Bình đã chủ động sản xuất được con giống nên bà con không phải đi lấy từ xa, chất lượng giống đảm bảo nên thu nhập ngày một tăng dần đồng thời diện tích cũng ngày càng mở rộng. Năm 2011 bằng nguồn kinh phí địa phương Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình đã kết hợp với các chủ hộ  tại các vùng chuyển đổi thủy sản xây dựng mô hình nuôi thâm canh cá Rô phi đơn tính gồm hộ ông Vũ Ngô Tiều xã Thái Thọ huyện Thái Thuỵ, hộ ông Phạm Tiến Nhung xã Quỳnh Giao huyện Quỳnh Phụ, hộ ông Nguyễn Bùi Triệu xã Đồng Phú huyện Đông Hưng, hộ ông Vũ Hồng Phong xã Đông Lâm  huyên Tiền Hải. Sau thời gian nuôi từ 5 – 6 tháng cá đạt trọng lượng từ 450 – 651 gam/con. Thời gian nuôi ngắn, năng suất và sản lượng đều vượt so với dự án đề ra. Kết quả đạt được của mô hình làm cơ sở khuyến cáo cho bà con áp dụng  và nhân rộng vào các năm tiếp theo.
*Điều kiện ao nuôi: Mô hình được triển khai tại 4 ao của 4 hộ với tổng diện tích 12.800m2. Mỗi ao có diện tích 3.200m2.. Chất đáy là cát bùn có độ sâu từ 1,5m - 3m trước khi tiến hành thả giống ao được tát cạn bắt hết cá dữ, cá tạp vét bùn thối lượng bùn chỉ để 15 - 20cm. Bón vôi xuống ao với lượng 5 – 10kg/100m2. Phơi nắng đáy ao từ 2 – 3 ngày, lọc nước vào ao qua lưới Potylen mắt dầy. Khi mức nước đạt 1 - 1.2m tiến hành lấy giống để thả.
*Nguồn giống: Cá được lấy từ trại giống nước ngọt Vũ Lạc thuộc Trung tâm giống thủy sản Thái Bình. Chọn cá khoẻ mạnh không mât nhớt, không mang mầm bệnh. Cỡ giống thả 4 – 6 cm, mật độ thả 4 con/m2. Số lượng giống thả 51.200 con. Thời gian thả từ 21/5/2011 đến ngày 5/6/2011 thả vào lúc 8 giờ sáng.
*Thức ăn: Dùng thức ăn có hàm lượng đạm đạt  từ 20 – 30%. Một tháng đầu cho cá ăn cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm đạt 25 – 30% lượng thức ăn  chiếm 8 - 10% trọng lượng thân cá. Tháng thứ hai cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm đạt 22 - 25% lượng thức ăn chiếm 7 – 8% trọng lượng thân cá. Từ tháng thứ 3 trở đi cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm đạt 20 – 22% lượng thức ăn chiếm từ 3 – 7% trọng lượng thân cá. Thời gian cho ăn ngày 2 lần  sáng 7 – 8 giờ, chiều 16 – 17 giờ.
*Quản lý ao nuôi: Sau khi thả cá 1 tuần cho cá ăn thuốc phòng tiên đắc với lượng 50 gam/250kg cá cho ăn 3 ngày liên tục. Sau đó định kỳ 30 – 45 ngày phối chế tiên đắc cho vào thức ăn 1 lần. Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, PH, độ trong độ sâu… để khi có diễn biến thời tiết bất thường chủ động xử lý kịp thời. 10 – 15 ngày bón vôi xuống ao với lượng 2 – 3kg/100m3 để hạn chế ô nhiễm môi trường. 1 tháng thay nước mới một lần mỗi lần thay 20% lượng nước trong ao.  
*Tốc độ sinh trưởng của cá qua các tháng: Định kỳ 1 tháng kiểm tra trọng lượng của cá 1 lần. Qua theo dõi tốc độ sinh trưởng của cá đạt từ 74,4 -  130,2 gam/con/tháng.
Qua kết quả mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính tại các vùng chuyển đổi năm 2011 có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Cá Rô phi là đối tượng dễ nuôi, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, có sức đề kháng tốt ít khi bị bệnh. Tuy nhiên nuôi theo hình thức bán thâm canh, thâm canh, cần áp dụng tốt quy trình kỹ thuật từ khâu cải taọ ao, chọn thả cá giống, chăm sóc, quản lý môi trường… để hạn chế dịch bệnh trong quá trình nuôi.
- Trong điều kiện mô hình nuôi mật độ 4 con/m2 cho ăn bằng thức ăn công nghiệp có thể đạt năng suất  từ 15,175 tấn đến 23,4 tấn/ha. Lợi nhuận có thể thu lãi từ 70.102.000 đồng – 165.000.000 đồng/ha. Mùa vụ thích hợp khi nhiệt độ ổn định từ 180C trở lên. Vì vậy cuối tháng 3 đầu tháng 4 nên đưa  vào thả là tốt nhất, để đảm bảo sau thời gian 6 – 7 tháng có thể thu hoạch, thu  hoạch trước mùa đông. Ao nuôi nên có diện tích từ 1000m2 trở lên là tốt nhất, gần nguồn nước có hệ thống cấp và thoát nước chủ động. Độ sâu đảm bảo từ 1,5 – 3 m.
- Để đảm bảo hiệu quả cần tăng cường kiểm soát chất lượng con giống trên thị trường. Các trạm trại nên có kế chủ động sản suất con giống sớm, đảm bảo chất lượng kịp mùa vụ. Có cơ chế khuyến khích mở rộng diện tích nuôi nhất là ở những vùng chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản có như thế mới tạo sản phẩm hàng hóa và giúp nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
Tác giả : Đỗ Thị Điểm - Phòng Chăn nuôi - Thủy sản
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: