CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Mô hình điển hình tiên tiến
Người nông dân thời @

Cập nhật: 26/08/2020

    Hiện nay, không ít người nông dân đã từ bỏ đồng ruộng để tìm kiếm một công việc khác tốt hơn, không chân lấm tay bùn, không đội mưa, đội nắng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ruộng bị bỏ hoang ngày càng nhiều. Nhưng với gia đình chị Trần Thị Lanh - thôn Giáo Nghĩa - xã Bình Minh - Huyện Kiến Xương - Tỉnh Thái Bình thì khác, sau khi thử sức với nhiều nghề, cuối cùng anh chị quyết định gắn bó với nông nghiệp và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.


       Chị Lanh là người chăm chỉ, cần cù, ham học hỏi và thích tiếp cận những cái mới lại là người rất gương mẫu nên được người dân trong thôn yêu quý, tín nhiệm và đề cử làm Trưởng thôn nhiều năm qua. Trước tình trạng bỏ ruộng hoang ngày càng nhiều, chị cùng chồng là anh Đặng Văn Quang đã bàn nhau thu gom ruộng về để gieo cấy lại. Bắt đầu năm 2015 từ 10 mẫu ruộng đến nay diện tích cấy lúa của anh chị lên đến 100 mẫu.


Là những người ham học hỏi và có chí tiến thủ, anh chị luôn tìm hiểu những thông tin về sản xuất nông nghiệp, những tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng vào đồng ruộng. Chị Lanh cho biết: “Nhìn cảnh người dân cấy ruộng chủ yếu bằng sức lao động của chính mình trong tất cả các khâu không cho hiệu quả cao, thậm chí còn lỗ. Vợ chồng tôi quyết định đầu tư máy móc để phục vụ sản xuất nông nghiệp của gia đình và phục vụ bà con trong thôn, xã”. Ban đầu, từ  1 máy làm đất và 1 máy gặt đập liên hợp nhưng khi trực tiếp đi thăm quan đánh giá sản xuất ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, anh chị thấy được hiệu quả của việc áp dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng là rất quan trọng. Vì vậy, anh chị sử dụng vốn tích góp trong nhiều năm, tranh thủ chính sách hỗ trợ mua máy nông nghiệp của nhà nước, cộng một phần vay mượn; anh chị đã mạnh dạn mua sắm thêm những máy móc phục phụ sản sản xuất ở các khâu gieo mạ, cấy, bón phân, sấy thóc, đóng gói… Đến nay toàn bộ diện tích lúa cấy của anh chị được áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu gieo mạ đến thu hoạch (hệ thống máy móc của anh chị gồm 2 máy làm đất, 2 máy gặt đập liên hợp, 2 máy cấy, 1 giàn gieo mạ khay tự động, 2 giàn máy sấy thóc, 1 máy đóng thóc, 1 máy bón phân).